La Khê - Quy trình Tư Pháp QT 34: Chứng thực di chúc

MỤC LỤC

SỬA ĐỔI TÀI LIỆU

1.          MỤC ĐÍCH

2.          PHẠM VI

3.          TÀI LIỆU VIỆN DẪN

4.          ĐỊNH NGHĨA/VIẾT TẮT

5.          NỘI DUNG QUY TRÌNH

6.          BIỂU MẪU

7.          HỒ SƠ CẦN LƯU

 

 

 

 

 

 

 

Trách nhiệm

Soạn thảo

Xem xét

Phê duyệt

Họ tên

Nguyễn Thị Hương Quỳnh

Quản Xuân Phú

Nguyễn Hữu Hiển

Chữ ký

 

 

 

 

 

Chức vụ

Công chức TP-HT

Phó Chủ tịch

Chủ tịch

 

SỬA ĐỔI TÀI LIỆU

Yêu cầu sửa đổi/ bổ sung

Trang / Phần liên quan việc sửa đổi

Mô tả nội dung sửa đổi

Lần ban hành / Lần sửa đổi

Ngày ban hành

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.      MỤC ĐÍCH

            Quy định trình tự tổ chức tiếp nhận, xử lý thủ tục Chứng thực di chúc đảm bảo thẩm tra rõ các yêu cầu theo đúng quy định

2.       PHẠM VI

            Áp dụng cho hoạt động Chứng thực di chúc tại UBND phường

3.      TÀI LIỆU VIỆN DẪN

-         Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008

-         Các văn bản pháp quy liên quan đề cập tại mục 5.8

4.      ĐỊNH NGHĨA/VIẾT TẮT

-         UBND: Ủy ban nhân dân

-         TTHC: Thủ tục hành chính

 

 

5.      NỘI DUNG QUY TRÌNH

 

5.1

Cách thức thực hiện thủ tục

 

+ Người yêu cầu chứng thực nộp 01 bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực.

+ Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu chứng thực, nếu đầy đủ, tại thời điểm chứng thực người lập di chúc tự nguyện, minh mẫn và nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì thực hiện chứng thực.

+ Người lập di chúc phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực.

+ Trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 (hai) người làm chứng. Người làm chứng phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến giao dịch.

+ Người thực hiện chứng thực ghi lời chứng theo mẫu quy định; ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực. Đối với di chúc có từ 02 (hai) trang trở lên, thì từng trang phải được đánh số thứ tự, có chữ ký của người yêu cầu chứng thực và người thực hiện chứng thực; số lượng trang và lời chứng được ghi tại trang cuối của di chúc. Trường hợp di chúc có  từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

+ Trường hợp phải phiên dịch thì người phiên dịch có trách nhiệm dịch đầy đủ, chính xác nội dung của di chúc, nội dung lời chứng cho người yêu cầu chứng thực và ký vào từng trang di chúc với tư cách là người phiên dịch.

5.2

Thành phần hồ sơ

Bản chính

Bản sao

 

Giấy tờ phải nộp :

Người yêu cầu chứng thực nộp 01 (một) bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực, gồm các giấy tờ sau đây:

+ Dự thảo di chúc;

+ Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực (xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu);

+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó; trừ trường hợp người lập di chúc đang bị cái chết đe dọa đến tính mạng (xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu).

01

 

 

Giấy tờ phải xuất trình

1. CMND hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác

 

01

5.3

Số lượng hồ sơ

 

Theo yêu cầu của công dân

5.4

Thời gian xử lý

 

Không quá 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu chứng thực hoặc có thể kéo dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực.

5.5

Nơi tiếp nhận và trả kết quả

 

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

5.6

Lệ phí

 

40.000 đồng/ trường hợp

5.7

Quy trình xử lý công việc

TT

Trình tự

Trách nhiệm

Thời gian

Biểu mẫu/Kết quả

B1

Công dân nộp hồ sơ theo quy định tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

Tổ chức/cá nhân

  ½   ngày

Theo mục 5.2

B2

Tiếp nhận hồ sơ và ghi giấy biên nhận, hẹn ngày trả kết quả

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

Giấy biên nhận

B3

 Thụ lý hồ sơ

Cán bộ Tư pháp

 

B4

Chuyên viên thụ lý hồ sơ tiến hành thẩm định hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ, không đáp ứng yêu cầu, thông báo cho tổ chức, cá nhân trong thời hạn không quá 01 ngày, nêu rõ lý do.

- Trường hợp hồ sơ cần giải trình và bổ sung thêm, thông báo cho tổ chức, cá nhân không quá 01 ngày kể từ ngày viết phiếu biên nhận.

- Trường hợp, đạt yêu cầu tiến hành bước tiếp theo

Chuyên viên thụ lý hồ sơ

1/2

 ngày

 

 

 

B5

Tổng hợp kết quả, lập Văn bản, giấy tờ cần chứng thực trình lãnh đạo UBND ký duyệt

Cán bộ Tư pháp

 

 

 

B6

Lãnh đạo UBND phường phê duyệt kết quả cho tổ chức công dân

Lãnh đạo UBND phường

   ½ ngày

Văn bản, giấy tờ đã được chứng thực chữ ký hoặc điểm chỉ

B7

Tiếp nhận kết quả và trả cho tổ chức/công dân

Chuyên viên thụ lý hồ sơ

 ½ ngày

Sổ theo dõi

5.8

Cơ sở pháp lý

 

+ Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch;

+ Thông tư liên tịch số 158/2015/TTLT-BTC-BTP ngày 12/10/2015 của liên Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch.

  + Quyết định 5102/QĐ-UBND ngày 19/9/2016 về việc công bố thủ tục hành chính lĩnh vực Tư Pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp, UBND cấp huyện, UBND cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội.

 

6.BIỂU MẪU

TT

Tên Biểu mẫu

1.       

Sổ theo dõi kết quả thực hiện thủ tục hành chính (BM-19-01)

2.       

Giấy biên nhận (BM-19-02)

 

7.HỒ SƠ  LƯU

  Hồ sơ lưu bao gồm các thành phần sau

TT

Hồ sơ lưu

1.       

Thành phần hồ sơ theo mục 5.2

2.       

Bản chính di chúc

3.       

Giấy biên nhận 

4.       

Sổ theo dõi kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Hồ sơ được lưu tại bộ phận tư pháp, thời gian lưu vĩnh viễn . Sau khi hết hạn, chuyển hồ sơ xuống đơn vị lưu trữ của cơ quan và lưu trữ theo quy định hiện hành.

 

Các thủ tục khác