Địa chí La Khê

PHẦN I:NHỮNG THÔNG TIN CHUNG

  1. 1.     Lịch sử hình thành

La Khê là một vùng đất cổ thuộc nước Văn Lang xưa, được thành lập từ thế kỷ 11 và có tên làng từ thế kỷ 14. La Khê tên cũ là La Ninh đến năm Tân Mùi (1591) Mạc Mục Tông đổi là Hồng Ninh nên La Ninh đổi thành La Khê. Như vậy địa danh La Khê đã có cách ngày nay 427 năm. La Khê từ thời Lý, Trần thuộc về đạo Quốc Oai, thời Hồ Quý Ly thuộc lộ Đại La. Đến năm Quang Thuận thứ 10 La Khê thuộc Thừa Tuyên Sơn Tây. Thời Minh, La Khê thuộc phủ Giao Châu, thời Lê thuộc huyện Từ Liêm và phủ Phụng Thiên. Thời Nguyễn thuộc phủ Hoài Đức và đến thời vua Duy Tân thuộc huyện Từ Liêm tỉnh Hà Đông. Như vậy từ năm 1831, La Khê thuộc huyện Từ Liêm tỉnh Hà Nội. Năm 1908, năm Mậu Thân đời vua Duy Tân thứ II thuộc tỉnh Hà Đông. Năm canh Thân (1920) đời vua Khải Định thứ V, La Khê được chia thành La Khê Đông, Tây, Nam, Bắc. Bốn xã La Khê Đông, Tây, Nam, Bắc tồn tại cho đến khi ta cướp chính quyền năm 1945 sát nhập thành 1 xã La Khê. Đến năm 1947 xã Văn Khê thuộc huyện Liên Bắc, ngày 24-7-1949 hợp nhất 2 xã La Khê và Phú La thành xã Văn Khê thuộc huyện Hoài Đức tỉnh Hà Đông. Đầu năm 1971, xã Văn Khê thuộc thị xã Hà Đông. Đến ngày 01/3/2008, xã Văn Khê được tách thành 2 phường là Phú La và La Khê thuộc thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây theo Nghị định số 23/2008/NĐ- CP ngày 01/3/2008 của Chính phủ, trên cơ sở toàn bộ diện tích làng La Khê và 3 tổ dân phố phường Quang Trung chuyển về.

 Phường có tổng diện tích trên 259,74 ha, gần 6.500 hộ, có 27.935 nhân khẩu sinh sống quần tụ ở 14 tổ dân phố. Địa bàn phường có vị trí thuận lợi với trục đường Quang Trung, đường Lê Trọng Tấn, đường Lê Văn Lương chạy qua. Bên cạnh 03 tuyến đường trọng điểm như trên, phường La Khê còn có các trục đường phố ở khu đô thị La Khê với các nhà cao tầng như: chung cư Nam La Khê, khu nhà ở Văn Khê, đô thị Lê Trọng Tấn... Tất cả những yếu tố đó tạo cho diện mạo vùng đất La Khê thay đổi toàn diện, không còn kinh tế nông nghiệp, phường đã và đang trở thành phường đô thị công nghiệp – thương mại – dịch vụ phía Tây Nam của quận Hà Đông.

 

2.Các di tích lịch sử được xếp hạng trên địa bàn phường gồm:

- Cụm di tích Chùa Diên Khánh: 2.198,8m2  ; Chùa Phúc Khê: 2.222,4m2; Đình La Khê: 5807.7m2 được Bộ Văn hóa công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia tại Quyết định số 100VH/QĐ ngày 21/01/1989 .

- Nhà Thờ họ Ngô với diện tích 502mđược UBND thành phố Hà Nội công nhận di tích lịch sử cấp thành phố tại Quyết định số 1683/QĐ-UB ngày 13/12/2002

3. Thành tích cao nhất phường được đón nhận:

- Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen Nhân dân và cán bộ phường La Khê đã có thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 2008 đến 2010 góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc tại Quyết định số 1667/QĐ/TTg ngày 26/9/2011.

- Chủ tịch Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng Huân chương lao động Hạng Ba cho Nhân dân và cán bộ phường La Khê đã có thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 2008 đến 2012, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc tại quyết định số 1763/QĐ-CTN ngày 26/9/2013.

4. Những dòng họ tiêu biểu:

*. Họ Ngô La Khê: Họ Ngô – La Khê là dòng họ tiêu biểu có nhiều người con có công với quê hương, đất nước.Theo tộc phả hộ Ngô Việt Nam do Hán Quốc Công Ngô Lan biên soạn năm 1477 thì tiên tổ họ Ngô Việt Nam là cụ Ngô Nhật Đại. Cũng theo quyển  phả đầu tiên và duy nhất của cụ Nghè Thêm Đô thì cụ thủy tổ đặt nền móng cho họ Ngô – La Khê là Cụ Phúc Nghiễm (Thế kỷ XVI).

(Có gia phả chi tiết dòng họ kèm theo)

*. Họ Trần La Khê:  

Họ Trần – La Khê cũng là một dòng họ tiêu biểu sinh ra hai vị Dũng quận công Trần Chân sinh vào cuối thế kỷ XV và Đông cung hoàn hậu Trần Thị Hiền vợ vua Mạc Đăng Doanh (1527).

(Có phả ký họ Trần kèm theo)

5. Các tổ dân phố đạt danh hiệu Tổ dân phố Văn hóa.

- Tổ dân phố 1;TDP2;TDP3;TDP4 được UBND quận Hà Đông công nhận Tổ dân phố Văn hóa năm 2014

- Tổ dân phố 7 năm 2016

- Tổ dân phố 6; TDP 8 năm 2017

6. Số lượng bà mẹ Việt Nam anh hùng, số lượng liệt sỹ, thương binh, số gia đình được công nhận Gia đình có công với cách mạng.

 

(có danh sách kèm theo)

7. Số trường học được ông nhận Chuẩn quốc gia bao gồm Trường Mầm non Văn Khê, Tiểu học Văn Khê, THCS Văn Khê

- Trạm y tế phường được công nhận chuẩn quốc gia năm 2012

8. Các di tích lịch sử trên địa bàn:

- Cụm di tích Chùa Diên Khánh: 2.198,8m2 ; Chùa Phúc Khê: 2.222,4m2; Đình La Khê: 5807.7m2 được Bộ Văn hóa công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia tại Quyết định số 100VH/QĐ ngày 21/01/1989 .

- Đền thờ Đức Thánh Bà trong quần thể di tích Đình,Chùa, Bia Bà La Khê

- Nhà Thờ họ Ngô với diện tích 502mđược UBND thành phố Hà Nội công nhận di tích lịch sử cấp thành phố tại Quyết định số 1683/QĐ-UB ngày 13/12/2002

- Bia ghi dấu nơi xét xử án đầu tiên nằm trong khu di tích Đình,Chùa, Bia Bà La Khê

- Đình mới tại Tổ dân phố 2.

9. Chợ truyền thống trên địa bàn

- Chợ La Khê

- Chợ Bông Đỏ

- Chợ Đình.

 

PHẦN II: PHONG TỤC TẬP QUÁN

 

I. Hội làng

- Được tổ chức vào ngày 14;15;16 tháng Giêng hàng năm. Cứ 5 năm lại tổ chức đại đám rước Thành một lần.

Theo nghi thức truyền thống của địa phương, đoàn Lễ rước Thánh bao gồm:

1. Đoàn diễn Lân-Sư-Rồng

2. Cở lệnh

3. Đoàn cờ thần

4. Ngựa thần

5. Tổng trống + Chiêng

6. Trống lệnh

7. Án thư

8. Bộ Binh khí đồng

9. Trống lệnh

10. Long đình

11. Bát bửu

12. Bát tiên

13. Phường bát âm+ Múa Xin tiền

 

15. Bộ binh khi +Súng thần(gỗ)

16. Kiệu Đức Ông

+Tán kiệu

+ Quạt kiệu

+ Kiếm + Súng

17. Đoàn các cụ tế ông

18. Trống lệnh

19 Long đình

20. phường Bát âm +Múa xin tiền

22. Kiếm thần + Súng thần

23. Trống lệnh

24. Kiệu đức Bà

+ Lọng kiệu Đức Bà

+ Quạt kiệu đức Bà

+ Kiếm +Súng

25. Các cụ tế bà

+ Dân làng + khách thập phương

 

Hội làng rước hai vị thành hoàng là Hắc Diện Đại vương và Thiên Tiên Bảo Hoa Công chúa, Hội mang tín ngưỡng tâm linh với ý nghĩa tỏ lòng biết ơn các vị Thần đã bảo vệ dân làng, tỏ lòng thành kính, cầu cho mưa thuận gió hòa quốc thái dân an, ấm no hạnh phúc.

II. Phong tục cưới hỏi:

Các bước: dạm ngõ, ăn hỏi, lễ cưới, dỡ rạp, lại mặt.

III. Tang lễ:

Khi có người nhà mất, mời họ nội tộc đến bàn bạc, phân công các khâu tổ chức tang lễ. Chọn ngày giờ đưa đám nhưng không xem giờ nhập quan, con cháu rửa nước gừng cho người mất, khâm liệm, nhập quan, phát tang, chuyển cữu, truy điệu, đưa ma, mai táng.

IV. Những nghề, sản phẩm đặc trưng của làng:

Vốn là làng có nghề dệt lụa lâu đời, La Khê nức tiếng xa gần với các sản phẩm The, Sa, Vân, Địa, Quế, Gấm với chất liệu mát, mỏng, nhẹ, bền đẹp và hoa văn tinh xảo. Các sản phẩm của La Khê từng được các vua chúa và quan lại trong triều đình phong kiến yêu thích và chọn lựa làm cống phẩm dâng vua. Các làng La xưa đều có thể dệt được lụa nhưng thứ bậc về chất lượng các sản phẩm thì dân gian đã xếp hạng cụ thể “The La, lụa Vạn, vải Canh” để nói rằng The không đâu đẹp bằng La Khê, Lụa không đâu tinh tế bằng Vạn Phúc và vải sợi bông không đâu dệt chắc như ở làng Canh (nay là Canh Diễn). Bí quyết dệt The của La Khê là ở một bộ phận trên khung cửi được gọi là Go Võng, chính bộ phận này giúp The La Khê vặn xoắn được các sợi dọc, tạo ra các lỗ thưa giữa các sợi ngang làm mặt vải thoáng, hoa văn sinh động mặc mát nhưng khi may không bị co ngót, xô lệch hay dạt vải. Nghề dệt The ở La Khê đạt đến độ tinh xảo trên là nhờ có công truyền dạy của 10 vị thánh sư người Trung Quốc đến từ vùng Lưỡng Quảng từ thế kỷ 17. Để tưởng nhớ công ơn của các ngài người dân La Khê thờ các ngài ở Đình làng cùng với Thành hoàng làng hai vị thiên thần là Hắc diện Đại vương và Thiên Tiên Bảo Hoa công chúa. Tuy nhiên trải qua các thăng trầm của lịch sử và sự tác động từ thế giới khách quan làng nghề dệt The La Khê đã dần mai một

III. Những câu ca, hò vè liên quan đến địa phương

1. Bài hát: Hà Đông có từ bao giờ - Sáng tác: Nhạc sĩ Đoàn Bổng

2. Các câu hò vè truyền miệng:

The La, lụa Vạn, vải Canh

Nhanh tay đi bán, ai sành thì mua

 

La Khê tốt đất cao nền

Ai đi đến đó dễ quyên đường về

 

"Văn có Tiến sĩ, võ có Quận công”,

 “Trai làng là Lang trung, gái làng là thứ phi”.

 

PHẦN III: TIÊU CHÍ NHÂN VẬT

I. Đối tượng

1. Các nhà chính trị, người có công với quê hương, đất nước

* Quan lại chiều đình phong kiến:

- Cụ Trần Chân sinh vào cuối thế kỷ XV, mất năm 1518

Cụ xuất thân từ dòng dõi thế phiệt, là người có công với đất nước, giúp vua Lê dẹp loạn, Cụ được vua Lê phong tước Dũng Quận công là tước hàm cao nhất thời phong kiến.

- Bà Trần Thị Hiền con gái cụ Dũng Quận công Trần Chân. Bà sinh ngày 02/3 năm Tâm mùi hiệu Hồng Thuận thứ 3(1511), mất năm 1538

Bà là vợ vua Mạc Đăng Doanh năm 1530. Bà được vua phong Đệ nhị cung phi, Đông cung hoàng hậu, giúp vua cai quản hậu cung. Bà mất khi tuổi tròn 27 tại quê nhà. Những năm sinh sống ở quê hương bà cũng có nhiều đóng góp cho dân làng địa phương, khi mất bà đã trao lại toàn bộ ruộng đồng, tài sản cho dân. Tưởng nhớ công đức của bà Vua Mạc đã cho khắc vào bia đá, đặt tại mộ bà ở cánh đồng «Hoàng Hậu» tên nôm gọi là Cánh đồng Vang.Nay, bia đá đã được đưa về phía trái sân Đình La Khê và xây dựng thành ngôi miếu nguy nga hài hòa nằm trong quần thể cụm di tích Đình – Chùa – Bia Bà và thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương về dâng hương kính lễ.

- Thời hậu Lê, vùng đất La Khê còn có bậc danh y Nguyễn Tuân, làm ở Thái Y viện được phong làm « Hoàng Tín đại phu ». Ông còn đào tạo nhiều lương y giỏi cho đất nước.

- Triều Nguyễn, La Khê có cụ Ngô Hoành là Phó Đô đốc thủy quân.

- Cụ Ngô Duy Trưng thời vua Lê Hiển Tông, làm quan đến Binh khoa Đô cấp sự trung.

- Cụ Ngô Duy Viên  thời vua Lê Hiển Tông, làm quan đến Đô cấp sự trung, Hàn Lâm thị giảng.

- Thời vua Lê còn có hai cụ Lê Đăng Cử làm quan đến Đông các hiệu thư

- Thời Lê cụ Nguyễn Duy Nghi là Đông các đại họ sỹ

* Người tham g ia hoạt động cách mạng: gây dựng cơ sở, lãnh đạo phong trào,được ghi chéo trong sử sách:

- Liệt sĩ cách mạng tiền bối: Ngô Đình Mẫn (1905-1933)

- Tham gia Tâm Việt Cách Mạng Đảng – Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn

- Năm 1928 đ/c Ngô Đình Mẫn là Xứ ủy Bắc kỳ của Đảng Tân Việt . Sau khi Đảng Cộng Sản Đông Dương ra đời, cụ được giap phụ trách ban tài chính và tuyên truyền Xứ ủy Bắc kỳ của Đảng Cộng Sản Đông Dương. Nay cụ được thờ tại Nhà thờ Họ Ngô tại TDP 4 phường La Khê. Nhà thờ họ Ngô được xếp hạng di tích lịch sử cấp Thành phố năm 2002.

- Đồng chí Trần Tích Chu (1898-1933) người gốc La Khê, 1929 được kết nạp vào Đông Dương Cộng Sản Đảng, 1930 đồng chí Trần Tích Chu là Thành ủy viên Đản bộ Hà Nội, phụ trách công tác tuyên truyền, huấn luyện. Căn nhà số 47 phố nhà Thương mắt là nơi hội họp, lui tới của các đồng chí Trần Phú, Ngô Gia Tự, Nguyễn Phong Sắc, Nguyễn Đức Cảnh, Trường Chinh.. Năm 1931 đồng chí bị địch bắt, năm 1933 hi sinh tại nhà tù Sơn La.

* Các đồng chí là Bí thư, chủ tịch quận, Ủy viên Ban Thường vụ Quận ủy qua các thời kỳ.

- Đồng chí: Bạch Liên Hương – Thành ủy viên, đại biểu HĐND Thành phố Hà Nội, Bí thư Huyện ủy-CT HĐND huyện  Mỹ Đức.

+ Đồng chí: Đại tá Trần Anh Tuấn - Ủy viên BTV huyện ủy Tân Lạc- Hòa Bình

2. Về lục lượng vũ trang

* Các danh tướng chiều đình:

- Cụ Trần Chân sinh vào cuối thế kỷ XV, mất năm 1518

Cụ xuất thân từ dòng dõi thế phiệt, là người có công với đất nước, giúp vua Lê dẹp loạn, Cụ được vua Lê phong tước Dũng Quận công là tước hàm cao nhất thời phong kiến.

* Cấp Đại tá trở lên trong lực lượng vũ trang:

- Công an:

+ Thiếu tướng Lê Đình Luyện Cục trưởng Cục Chính trị - Bộ Công an

+ Đại tá Vũ Văn Hải – Phó cục trưởn cục X13 – Bộ Công an

+ Đại tá Nguyễn Duy Xuất – Phó cục trưởng cục Chính sách – Bộ công an

+ Đại tá Nguyễn Trần Luyến – Tp Bảo vệ chính trị - CA Tp Hà Nội

- Quân sự:

+ Thiếu tướng Nguyễn Học Từ Nguyên Chính ủy viên Đại học VHNT

+ Đại tá Đỗ Xuân Hiện – TP GDQP Bộ quốc phòng

+ Đại tá Trần Văn Tuấn – Học viên Quân Y

+ Đại tá Nguyễn Việt Hải + Chủ nhiệm bộ môn chỉ huy tham mưu

+ Đại tá Trần Anh Tuấn - Ủy viên BTV huyện ủy Tân Lạc- Hòa Bình

+ Đại tá Nguyễn Đức Thuận – Ct Viễn thông quân đội Viettel

+ Đại tá Nguyễn Văn Tưởng  - Chính ủy CHC, Tổng cục Hậu cần

+ Đại tá Nguyễn Trần Tuấn – Phó khoa Kế hoạch cán bộ - HV Hành chính

+ Đại tá Trần Trung Hiếu – Phó trưởng phòng cán bộ - BTL PKKQ

3. Doanh nhân người lao động tiên tiến

- Các nhà tư sản yêu nước trước Cách mạng tháng 8:

+ Liệt sĩ cách mạng tiền bối: Ngô Đình Mẫn (1905-1933)

+ Đồng chí Trần Tích Chu (1898-1933)

+ Đồng chí Trần Quang Huyến

+ Đồng chí Trần Thế Huân.

 

THÔNG TIN BỔ SUNG:

1. Những địa danh, cảnh quan đẹp có tiềm năng du lịch: Du lịch tín ngưỡng, tâm linh.

- Quần thể di tích Đình La Khê, Chùa Diên Khánh, Bia Bà (thờ Đức thánh Bà)

- Chùa Phúc Khê

2. Điểm nhấn đáng lưu ý cần đưa vào cuốn địa chí Hà Đông:

-  cụm di tích lịch sử đình La Khê, chùa Diên Khánh, chùa Phúc Khê được sếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia.

- Bia Bà: là nơi thờ Đức Thánh Bà (vợ vua Nhà Mạc năm 1530)  nơi đây linh thiêng thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương về thăm quan kính lễ.

- Họ Trần: Họ Trần – La Khê là một dòng họ tiêu biểu sinh ra hai vị Dũng quận công Trần Chân sinh vào cuối thế kỷ XV và Đông cung hoàn hậu Trần Thị Hiền vợ vua Mạc Đăng Doanh (1527).

- Họ Ngô La Khê: Họ Ngô – La Khê là dòng họ tiêu biểu có nhiều người con có công với quê hương, đất nước. Nhà Thờ họ Ngô với diện tích 502mđược UBND thành phố Hà Nội công nhận di tích lịch sử cấp thành phố tại Quyết định số 1683/QĐ-UB ngày 13/12/2002. Ngoài ra họ Ngô còn sinh ra cụ Ngô Đình Mần là Liệt sĩ cách mạnh tiền bối.

Viết bình luận

Xem thêm tin tức