Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số và đảm bảo an toàn thông tin mạng phường La Khê năm 2023.

Số văn bản: 

121

Ký hiệu văn bản: 

KH - UBND

Ngày ban hành: 

11/05/2023

Người ký: 

Nguyễn Hữu Hiển

Ban chấp hành: 

  • Phường

Trích yếu: 

ỦY BAN NHÂN DÂN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHƯỜNG LA KHÊ

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 

Số: 121/KH-UBND

La khê, ngày 11 tháng 5 năm 2023

                                                                                                           

KẾ HOẠCH

Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước,

phát triển Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số và đảm bảo

 an toàn thông tin mạng phường La Khê năm 2023.

 

       Thực hiện Kế hoạch số 64/KH-UBND ngày 01/3/2023 của UBND Thành phố về Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước, phát triển Chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số và đảm bảo an toàn thông tin mạng thành phố Hà Nội năm 2023; Kế hoạch 161/KH-UBND ngày 28/4/2023 của UBND quận Hà Đông về Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước, phát triển Chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số và đảm bảo an toàn thông tin mạng quận Hà Đông năm 2023. UBND phường La Khê ban hành Kế hoạch “Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số và đảm bảo an toàn thông tin mạng trên địa bàn phường năm 2023” cụ thể như sau:

            I. Mục tiêu.

            1. Mục tiêu tổng quát.

        - Tiếp tục xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số phường hoạt động minh bạch, hiệu quả, cung cấp các dịch vụ của cơ quan nhà nước dựa trên nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.

       - Cơ quan nhà nước tập trung vào các hoạt động phát triển, kết nối, chia sẻ, khai thác, phân tích dữ liệu phục vụ phát triển chính quyền số với các định hướng trọng tâm là:

       + Người dân, doanh nghiệp chỉ cung cấp thông tin một lần cho cơ quan nhà nước khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến.

       + Bước đầu cơ quan nhà nước sử dụng dữ liệu theo thời gian thực hiện để hỗ trợ ra quyết định, giảm thiểu hoạt động báo cáo thủ công giữa các cấp.

2. Mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu

       a. Cung cấp dịch vụ công

 - 70% dịch vụ công trực tuyến ( sau đây viết tắt là DVCTT) được thiết kế, thiết kế lại nhằm tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, khi sử dụng được điền sẵn dữ liệu mà người dùng đã cung cấp trước đó theo thỏa thuận, phù hợp tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ.

- 40% người dân, doanh nghiệp sử dụng DVCTT được định danh và xác thực hợp nhất trên tất cả các hệ thống thông tin của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương.

- 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức toàn trình.

       - Tích hợp 100% các DVCTT mức độ 3, 4 với cổng Dịch vụ công quốc gia.

- 40% DVCTT toàn trình được tích hợp trên Cổng dịch vụ công Quốc gia.

       - 60% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý hoàn toàn trực tuyến.

       -  90% người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn phường.

- Tối thiểu 10% thủ tục hành chính của phường được cắt giảm, đơn giản hóa so với hiện nay.

       b. Vận hành tối ưa các hoạt động của cơ quan nhà nước

       - Tối thiểu 50% cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ 24/7, sẵn sàng phục cụ trực tuyến bất cứ khi nào người dân và doanh nghiệp cần.

- 100% công chức được gắn định danh số trong xử lý công việc.

- 60% các đon vị thuộc quận tham gia mở dữ liệu và cung cấp dữ liệu mở phục vụ phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.

       - 40% hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản trị nội bộ của phường được thực hiện trên nền tảng quản trị tổng thể, thống nhất.

       - 80% hồ sơ công việc tại UBND các phường được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).

- Cắt giảm thời gian họp, giảm tối đa việc sử dụng tài liệu giấy.

- Phấn đấu 100% văn bản trao đổi giữa cơ quan hành chính nhà nước dưới dạng điện từ (không bao gồm văn bản có nội dung mật).

       - Phấn đấu 60% báo cáo định kỳ (không bao gồm nội dung mật) của các cơ quan hành chính nhà nước thuộc phường được cập nhật, chia sẻ trên Hệ thống thông tin báo cáo của Thành phố phục vụ hiệu quả hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành.

     - 50% hồ sơ được tạo, lưu giữ, chia sẻ dữ liệu điện tử theo quy định.

     - 30% hoạt động giám sát, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.

    - 100% hệ thống thông tin tại phường được phê duyệt cấp độ an toàn và triển khai phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ phù họp quy định.

         - 100% hệ thống thông tin phường hoàn thành triển khai, nâng cấp và duy trì bảo đảm an toàn thông tin mạng theo mô hình “4 lớp”.

    - 100% máy tính phường được cài đặt phần mềm phòng, chống mã độc.

    - 100% cán bộ về an toàn thông tin, công nghệ thông tin được đào tạo về kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật an toàn thông tin mạng phù họp theo yêu cầu nghiệp vụ;

      - 100% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng, phổ cập kỹ năng số cơ bản; 50% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng phân tích, khai thác dữ liệu và công nghệ số.

      II. Nhiệm vụ.

      1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách

       a. Phối hợp với các đơn vị có thẩm quyền rà soát, cập nhật, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện và xây dựng kiến trúc Chính quyền điện tử. Sửa đổi, bổ sung quy chế, quy định của phường về xây dựng, phát triển, quản lý, vận hành, khai thác các hệ thống thông tin phục vụ Chính quyền điện tử phù họp với định hướng của Chính phủ và định hướng của Thành phố và các hướng dẫn của các sở, nghành và tình hình triển khai cụ thể của quận.

b. Ban hành các văn bản khuyến khích công dân, tổ chức sử dụng DVCTT.

      2. Phát triển hạ tầng số

          a. Duy trì hạ tầng mạng, đáp ứng nhu cầu triển khai Chính quyền điện tử, Chính quyền số của Thành phố; kết nối và sử dụng hiệu quả Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước.

       b. Tiếp tục duy trì, nâng cấp trang thiết bị phòng máy chủ UBND phường đảm bảo vận hành ổn định, liên tục.

        c. Trang bị, nâng cấp máy tính, các thiết bị đầu cuối phục vụ kịp thời các hoạt động ứng dụng CNTT trong các bộ phận một cửa và chuyên môn UBND  phường.

        3. Phát triển nền tảng, hệ thống

        a. Phối hợp cung cấp thông tin phục vụ phát triển nền tảng tích họp, chia sẻ dữ liệu của Thành phố (LGSP) phục vụ kết nối, chia sẻ các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của Thành phố; kết nối nền tảng tích họp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) theo Kiến trúc Chính quyền điện tử Thành phố và Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam để trao đổi, chia sẻ dữ liệu.

        b. Khai thác hiệu quả các ứng dụng nền tảng dùng chung của Thành phố.

       4. Phát triển dữ liệu

        a. Phối họp với các phòng, ban cung cấp thông tin phục vụ phát triển các cở sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ ứng dụng, dịch vụ Chính quyền số trong nội bộ Thành phố đảm bảo kết nối, chia sẻ và thực hiện mở dữ liệu theo quy định. Trong đó tập trung một số cơ sở dữ liệu quan trọng trong các lĩnh vực: Tài chính, Bảo hiểm, Tư pháp - hộ tịch, Y tế, Tài nguyên - môi trường, Nông nghiệp; lao động, việc làm, an sinh xã hội; giáo dục và đào tạo...

         b. Duy trì và phát triển dữ liệu số quốc gia theo hướng dẫn của Thành phố.

         c. Đẩy nhanh tiến độ số hóa dữ liệu đảm bảo đồng bộ với việc triển khai các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành; số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính và lưu trữ điện tử theo quy định.

         d. Đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử để cung cấp DVC trực tuyến, ưu tiên triển khai đối vơi các dịch vụ công thiết yếu nêu tại Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

         đ. Phối hợp phát triển Hệ thống phân tích, xử lý dữ liệu tổng họp của Thành phố (là một chức năng thành phần của Trung tâm điều hành thông minh của thành phố Hà Nội) nhằm lưu trữ tập trung, tổng họp, phân tích, xử lý dữ liệu số từ các nguồn khác nhau của các cấp, các ngành, từ đó tạo ra thông tỉn mới, dịch vụ dữ liệu mới, hướng tới việc hình thành kho dữ liệu dùng chung của Thành phố, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, Chính quyền điện tử, Chính quyền số.

 e. Phối hợp triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo hướng toàn trình trong phạm vi quản lý theo quy định tại Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ quy định về cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng, ưu tiên đặc biệt nhiệm vụ kết nối, khai thác dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành của các cơ quan nhà nước để tự động điền các thông tin vào biểu mẫu điện tử và cắt giảm thành phần hồ sơ, bảo đảm nguyên tắc tổ chức, cá nhân chỉ cung cấp thông tin một lần cho cơ quan nhà nước khi thực hiện DVCTT.

        5. Phát triển ứng dụng, dịch vụ số

        5.1. Phục vụ người dân và doanh nghiệp

         a. Phối họp triển khai Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Thành phố, kết nối hệ thống giám sát, đo lường mức độ cung cấp và sử dụng dịch vụ Chính phủ sổ và các hệ thống có quy mô quốc gia cần thiết khác; phát triển các dịch vụ công trực tuyến dựa trên nhu cầu người dân; ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong cung cấp dịch vụ như: trợ lý ảo, trả lời tự động.

             b. Ứng dụng hiệu quả chữ ký số chuyên dùng Chính phủ trong xử lý công việc trên môi trường mạng và DVCTT.

              c. Tiếp tục duy trì vận hành các ứng dụng, dịch vụ đã được triển khai, phục vụ người dân hiệu quả.

         d. Phối họp các phòng, ban triển khai giải pháp, phát triển các úng dụng theo yêu cầu của các ngành phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

        e. Tiếp tục duy trì, nâng cấp trang thông tin điện tử của phường theo quy định tại Nghị định 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng trên cơ sở hướng dẫn kỹ thuật của Bộ thông tin và Truyền thông, tạo điều kiện cho người dân tham gia, giám sát hoạt động xây dựng, thực thi chính sách, pháp luật, ra quyết định của cơ quan nhà nước.

         5.2. Phục vụ hoạt động điều hành nội bộ

         a. Phối họp phát triển Hệ thống quản lý văn bản và điều hành tập trung của Thành phố bảo đảm kết nối, chia sẻ dữ liệu, trao đổi gửi nhận văn bản điện tử giữa các cấp chính quyền Thành phố; kết nối, liên thông với các phần mềm quản lý văn bản và điều hành của bộ, ngành, địa phương thông qua trục liên thông văn bản quốc gia.

         b. Áp dụng Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Thành phố theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ (khi Thành phố triển khai).

         c. Áp dụng Hệ thống quản lý theo dõi, đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thành uỷ, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân Thành phố đến các đơn vị trực thuộc (khi Thành phố triển khai).

         d. Hỗ trợ kinh phí nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng, đoàn thể chính trị, đơn vị hiệp quản trên địa bàn quận theo quy định.

         6. Đảm bảo an toàn thông tin

         a. Triển khai, nâng cấp và duy trì bảo đảm an toàn thông tin mạng theo mô hình 4 lớp theo hưóng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông; áp dụng hệ thống quản lý an toàn thông tin mạng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật vào hoạt động của quận.

         b. Thực hiện rà soát, cập nhật, phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin và triển khai phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ; đánh giá an toàn thông tin theo quy định của pháp luật.

         c. Tham gia tích cực vào các hoạt động của Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia; tăng cường chia sẻ, cung cấp thông tin về sự cố an toàn  mạng.

         III. GIẢI PHÁP.

         1. Đảm bảo nguồn nhân lực CNTT

         a. Chủ động rà soát, sắp xếp, công chức phụ trách công nghệ thông đảm bảo nguồn nhân lực công nghệ thông tin triển khai Kế hoạch này.

         b. Tham gia góp ý xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ công chức, viên chức chuyên trách về công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước thuộc Thành phố.

         2. Tập huấn, bồi dưỡng

         a. Cử cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức tham gia các khoá bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về Chính quyền số, Kiến trúc Chính quyền điện tử/Chính quyền số và bảo đảm an toàn, an ninh mạng.

         b. Hằng năm cử cán bộ, công chức tham gia các khóa bồi dưõng kiến thức, kỹ năng số, kỹ năng phân tích và xử lý dữ liệu để sẵn sàng chuyển đổi môi trường làm việc sang môi trường số.

         c. Cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật ATTT cho đội ngũ

nhân lực kỹ thuật phụ trách ATTT và các cán bộ chuyên trách, phụ trách hệ thống CNTT của các đơn vị theo chuẩn, khung chương trình và yêu cầu kỹ năng an toàn thông tin.

              d. Lựa chọn công chức được giao nhiệm vụ quản lý, vận hành các hệ thống thông tin Chính quyền điện tử để tham gia đào tạo các chuyên gia ATTT theo chuẩn, khung chương trình, yêu cầu kỹ năng chuyên môn và nghiệp vụ.

         3. Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức

         a. Tuyên truyền, phổ biển, nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức của phường và người dân trên địa bàn phường về Chính quyền điện tử, Chính quyền số, an toàn thông tin mạng, cụ thể:

         - Xây dựng nội dung và tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức trên báo chí, hệ thống thông tin cơ sở, các ấn phẩm truyền thông và mạng xã hội về Chính quyền điện tử, Chính quyền số, An toàn thông tin mạng.

               - Tổ chức tuyên truyền thông qua: hoạt động của đội ngũ tuyên truyền viên, báo cáo viên các cấp; hoạt động của Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật; tuyên truyền cổ động trực quan; tuyên truyền cho học sinh, sinh viên ...

          b. Tuyên truyền, hưóng dẫn người dân trên địa bàn quận kỹ năng số, sử dụng các dịch vụ Chính quyền số; đẩy mạnh và phát huy vai trò của đoàn viên, thanh niên trong việc triển khai Tổ công nghệ số cộng đồng; thực hiện tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về chuyến đổi số; hưóng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng công nghệ số.

          c. Tổ chức triển khai xếp hạng mức độ chuyển đổi số đối với các cơ quan nhà nước thuộc phường theo hướng dẫn của Thành phố.

          4. Hợp tác giữa cơ quan nhà nươc và doanh nghiệp

           a. Ưu tiên sử dụng các sản phẩm, giải pháp, công nghệ do các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam thiết kế, sản xuất theo quy định.

           b. UBND quận và ƯBND các phường phối họp doanh nghiệp để cung cấp dịch vụ công thông qua mạng lưới bưu chính công ích và ứng dụng của doanh nghiệp. Khai thác hiệu quả mạng lưới bưu chính công ích để hỗ trợ người dân tiếp cận các dịch vụ Chính quyền số, các đối tượng yếu thế trong xã hội.

         5. Cải cách hành chính, chuẩn hoá quy trình nghiệp vụ

          a. Thực hiện gắn kết chặt chẽ giữa cải cách thủ tục hành chính với phát triển Chính quyền số.

 b. Phối hợp rà soát các thủ tục hành chính, chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ trong các cơ quan nhà nước theo hướng đơn giản hoá, chuẩn hóa hoặc thay đổi phù hợp để có thể ứng dụng hiệu quả công nghệ số.

        6. Hợp tác trong nước và quốc tế

        Chủ động, tăng cường các hoạt động họp tác trong nước và quốc tế trong phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số; liên kết, phổi họp, chia sẻ các cách làm mới, sáng tạo trong triển khai Chính quyền điện tử, Chính quyền số với các đơn vị trong nước.

         IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

         1. Nguồn kinh phí

         - Nguồn vốn ngân sách cấp phường;

 - Thực hiện theo quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách đia phương.

         2. Các bộ phận thuộc UBND phường.

           - Văn phòng UBND phường tham mưu xây dựng kế hoạch triển khai tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm gắn kết chặt chẽ cải cách hành chính với ứng dụng CNTT, đạt chất lượng, hiệu quả cao.

          - Tích cực chỉ đạo triển khai ứng dụng CNTT đảm bảo hoàn thành Kế hoạch, gắn kết nội dung triến khai ứng dụng CNTT với việc thi đua, khen thưởng của từng cá nhân, đơn vị.

         Trên đây là Kế hoạch Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số và đảm bảo an toàn thông tin mạng phường La Khê năm 2023. UBND phường La Khê yêu cầu các bộ phận, cán bộ, công chức phường nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch; định kỳ hàng Quý tổ chức kiểm tra, đánh giá và báo cáo lãnh đạo UBND phường kết quả thực hiện (qua Văn phòng UBND phường tổng hợp)./.

 

Nơi nhận:

CHỦ TỊCH

- UBND quận Hà Đông;

(Đã Ký)

- Cán bộ, công chức UBND phường;

Nguyễn Hữu Hiển

- Lưu: VT.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lĩnh vực: 

  • Cải cách hành chính

Chủng loại văn bản: 

  • Công văn

Tình trạng: 

  • Còn hiệu lực

Xem thêm văn bản